Danh tửu Rượu tiến Vua Phú Lễ

Quy trình làm rượu đảm bảo an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường

Tôn chỉ của HTX Rượu nếp Truyền thống Phú Lễ:

- Không ngừng cải tiến sản phẩm;

- Thực hành sản xuất an toàn;

- Không sử dụng hóa chất phụ gia, hóa chất độc hại.

Xem sản phẩm 

Giới thiệu

Giấy chứng nhận OCOP Rượu Rượu Áp Xanh của HTX Phú Lễ

Giấy chứng nhận OCOP Rượu Rượu Áp Xanh của HTX Phú Lễ

Giấy chứng nhận OCOP Rượu Chuối Hột của HTX Phú Lễ

Giấy chứng nhận OCOP Rượu Chuối Hột của HTX Phú Lễ

Bằng khen HTX Rượu nếp Truyền thống Phú Lễ

Bằng khen HTX Rượu nếp Truyền thống Phú Lễ

     Cùng với rượu đế Gò Đen – Long An , Xuân Thạnh – Trà Vinh, Bầu Đá – Bình Định, rượu Phú Lễ - xã Phú Lễ, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre được xếp vào hàng danh tửu của Việt Nam. Tương truyền vào năm 1826, vua Minh Mạng sắc phong và cho thành lập đình Phú Lễ. Để thể hiện tấm lòng tôn kính dành cho nhà vua , dân làng đã dâng lên vua sản vật nổi tiếng của quê hương mình. Đó là loại rươu nếp danh bất hư truyền. Từ đó , loại rượu này còn được gọi là rượu tiến vua.

     Yếu tố làm nên sự nổi tiếng và khác biệt của rượu Phú Lễ so với các danh tửu khác chính là hương vị. Khi uống vào, người uống có thể cảm nhận vị cay và đắng ở đầu lưỡi, mùi thơm nơi mũi hòa cùng cảm giác ấm nóng lan tỏa khắp người và cuối cùng là vị ngọt đọng lại nơi cổ họng . Linh hồn của hương vị này do sự kết hợp của hồ men, của nếp, của nguồn nước và bí quyết chưng cất của nghệ nhân làng nghề truyền thống . 

xem thêm về chúng tôi

Quy trình làm rượu đảm bảo chất lượng

Hợp tác xã Rượu nếp Truyền thống Phú Lễ

Quy trình nấu rượu HTX Rượu nếp truyền thống Phú Lễ

Sản phẩm tiêu biểu

Hợp tác xã Rượu nếp Truyền thống Phú Lễ

Rượu Đông trùng hạ thảo Phú Lễ

Rượu Đông trùng hạ thảo Phú Lễ

Cùng với rượu nếp Gò Đen – Long An, Xuân Thạnh – Trà Vinh, Bầu đá – Bình Định, Làng Vân – Bắc Ninh, … rượu Phú Lễ được xếp vào hàng danh tửu của Việt Nam. Năm 1826, Vua Minh Mạng đã phong sắc cho thành lập Đình Phú Lễ. Để tỏ lòng tôn kính dành cho nhà vua, dân làng Phú Lễ đã dâng lên vua sản vật nổi tiếng của quê hương mình. Đó là loại rượu nếp “danh bất hư truyền”. Từ đó rượu này còn được gọi là rượu “Tiến Vua”

Yếu tố làm nên sự nổi tiếng và sự khác biệt của rượu Phú Lễ với các loại rượu khác chính là ở hương vị.

Đó là sự kết hợp giữa hồ men, nếp rặc tại địa phương, nguồn nước và cuối cùng là bí quyết chưng cất của các nghệ nhân trong làng nghề truyền thống.

Hồ men là bài thuốc Bắc do ông cha truyền lại gồm 34 vị thuốc như: Trần bì, quế khâu, đinh hương, … cộng với một số vị thuốc Nam như: riềng, rau răm, ớt, trầu, … Với liều lượng thích hợp vị thuốc này được đem giã nhuyễn, trộn với bột gạo lức, nhồi chung với cám gạo rồi vò thành viên, sau đó đem ủ với trấu trong thời gian một tuần.

Nguyên liệu chính để nấu rượu là loại nếp mùa dài ngày, khi xay vẫn còn nguyên võ lụa, để khi cất rượu sẽ có mùi thơm.

Sau khi cơm nếp được nấu chín, nghệ nhân trải ra chiếu cói, để nguội, rắc hồ men, trộn đều cho vào ủ trong chỉnh sành hay thùng nhựa. Sau thời gian ủ từ 7 đến 8 ngày, nghệ nhân mới đem ra kháp để hứng lấy những giọt rượu trắng trong, thơm ngon với hương vị đặc trưng của rượu nếp truyền thống Phú Lễ.

Đây là nguyên liệu chính để pha chế rượu Đông Trùng Hạ Thảo.

Theo các chuyên gia nghiêm cứu, các ấu trùng sâu sau một thời gian phát triển sẽ trở thành bướm. Nhưng trong tự nhiên thì một số loại ấu trùng khi bị nhiễm nấm Cordyceps Sinensis sẽ không thể phát triển thành bướm mà sẽ trở thành đông trùng hạ thảo.

Rượu Ô Môi Phú Lễ

Rượu Ô Môi Phú Lễ

Cùng với rượu nếp Gò Đen – Long An, Xuân Thạnh – Trà Vinh, Bầu đá – Bình Định, Làng Vân – Bắc Ninh, … rượu Phú Lễ được xếp vào hàng danh tửu của Việt Nam. Năm 1826, Vua Minh Mạng đã phong sắc cho thành lập Đình Phú Lễ. Để tỏ lòng tôn kính dành cho nhà vua, dân làng Phú Lễ đã dâng lên vua sản vật nổi tiếng của quê hương mình. Đó là loại rượu nếp “danh bất hư truyền”. Từ đó rượu này còn được gọi là rượu “Tiến Vua”

Yếu tố làm nên sự nổi tiếng và sự khác biệt của rượu Phú Lễ với các loại rượu khác chính là ở hương vị.

Cách ngâm rượu ô môi:

- Lấy 300 – 400 trái ô môi đã chín bỏ vỏ, hạt, chỉ lấy phần thịt màu đen bên trong.

- Sau đó ngâm phần thịt với 100 lít rượu trắng Phú Lễ nguyên chất theo cách kháp ở trên, ngâm trong thời gian khoảng 1 tháng là dùng được (Lưu ý rượu ngâm càng lâu thì càng ngon).

Mỗi ngày uống 2 ly nhỏ trong mỗi bữa ăn giúp kích thích hệ tiêu hóa, bồi bổ cơ thể, giảm đau nhức xương khớp.

Video

Phiên Chợ Khởi nghiệp lần II - Bến Tre của Hợp Tác Xã Rượu Nếp Truyền Thống Phú Lễ